Sốt đất khắp nơi: Đất ven ao, bãi trâu gặm cỏ được hét giá lên đến 4 triệu đồng/m2… người dân treo biển “đất tranh chấp không mua bán” để khỏi bị hỏi mua – CAFEF
Một tháng tăng giá gấp 3: Ôm tiền tỷ lao vào cơn sốt đất – vietnamnet
Giá đất sôi sục khắp nơi – tuổi trẻ
Hàng loạt các báo lớn và phương tiện truyền thông liên tục cập nhật , phản ánh tình trạng sốt đất tại hầu hết các Tỉnh thành toàn quốc, có những nơi giá đất tăng chóng mặt từ 15-20% chỉ sau 3 tháng, cá biệt có những nơi chỉ sau 6 tháng giá tăng mạnh từ 100-200%. Vậy đâu là Nguyên nhân cho việc sốt đất hàng loạt này??
1. Sốt đất từ thông tin quy hoạch, sân bay , cao tốc, Khu công nghiệp, cụm du lịch nghỉ dưỡng ngập tràn các phương tiện truyền thông, từ online đế Offline, từ báo chí đến người dân địa phương, môi giới….vvv
Theo dữ liệu lớn (big data) của Batdongsan.com.vn mức độ quan tâm (phản ánh nhu cầu thị trường) và lượng tin đăng (phản ánh nguồn cung) 30 ngày sau Tết âm lịch tăng mạnh so với 30 ngày trước Tết, lần lượt là 76% và 36%. So với thời điểm sau Tết 2020, lượt quan tâm cũng tăng tới 43%.
Ngay sau Tết Nguyên đán, thị trường bất động sản tái khởi động ngoạn mục với hàng loạt kế hoạch ra hàng, giao dịch bất động sản tăng trở lại, tập trung ở loại hình đất nền. Thị trường bất động sản sôi động nhờ lực đẩy cộng hưởng từ nhiều yếu tố như: Tiền rẻ do lãi suất rất thấp (khoảng 3.5-5% tuỳ kỳ hạn); đông đảo nhà đầu tư F0 tham gia thị trường; thông tin quy hoạch được tung ra ồ ạt; tăng khung giá đất nhà nước (giá đất một số địa phương được tăng lên từ 15-30%, có những nơi 50 – 100%). Các yếu tố cùng cộng hưởng và tạo ra những “cơn sốt” tại một số địa phương.
Bên cạnh các thị trường truyền thống, tại nhiều thị trường mới có thông tin quy hoạch hạ tầng được công bố, mức giá tăng phổ biến từ 10-30%, một số nơi giá đất tăng gấp 2-3 lần trong thời gian ngắn.
Có thể nói chưa khi nào trong lịch sử Việt Nam các thông tin quy hoạch lại được tung ra ồ ạt với quy mô rộng như hiện nay. Từ hệ thống cao tốc Miền Tây, đến quy hoạch sân bay, thành phố vệ tinh, đường ven biển, thành phố cấp 1 lên thành phố trực thuộc TW, TP trực thuộc TW lên đô thị đặc biệt, quy hoạch hai bên sông Hồng, xây thêm 12 cầu nối 2 bờ sông Hồng,… Cả nước giống như một đại dự án được triển khai với quy hoạch đồng bộ. Những thông tin tích cực này đang “chắp cánh” cho thanh khoản và giá bất động sản đầu năm 2021, đặc biệt là ở phân khúc đất nền.
Ăn theo thông tin hạ tầng, có những nơi giá đất tăng dựa trên nhu cầu và tiềm năng, cũng có nơi giá tăng bị thổi lên với những tin đồn và có thể tác động tiêu cực tới thị trường. Chẳng hạn, ở các khu vực như Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… đều là những địa phương có lợi thế phát triển bất động sản công nghiệp, nhiều khu công nghiệp được phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng, tạo ra hệ sinh thái, giá đất tăng là dựa trên nhu cầu thật.
Còn với những khu vực có thông tin quy hoạch sân bay, trung tâm thương mại… giá đất tăng nóng, tăng liên tục trong một thời gian ngắn có thể xem là bị thổi, gây ra những tác hại xấu đến thị trường, đến xã hội mà chúng ta không thể lường trước được.
2. Tiền rẻ
Một số lý do nổi bật là chính sách tiền tệ nới lỏng, tâm lý thị trường, thông tin quy hoạch và hạ tầng, sự thổi giá của môi giới bất động sản, và thậm chí là tâm lý bầy đàn v.v…
Tạm gác lại lý do về tiền tệ, các lý do nêu trên thực ra thì ở đâu và năm nào cũng có nên có quy cho chúng là tội đồ của cơn sốt hiện nay thì e rằng là hơi khiên cưỡng, dù không thể phủ nhận là chúng cũng hợp sức góp phần tạo ra cơn sốt này.
Quay lại với lý do tiền tệ. Giống như nhiều nước trên thế giới trong cuộc chiến với Covid-19, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã khá mạnh tay nới lỏng chính sách tiền tệ của mình, hạ lãi suất điều hành tới 3 lần trong năm 2020, đồng thời tiến hành các biện pháp hỗ trợ khác như khoanh nợ, giãn nợ, giữ nguyên phân loại nợ… để không làm ảnh hưởng đến dòng chảy tín dụng vào nền kinh tế.
Với một mặt bằng lãi suất thấp kỷ lục trong nhiều năm kèm với điều kiện ngân hàng cho vay thoáng hơn, xét duyệt phần lớn chỉ là hình thức, một lượng tiền lớn hơn nhiều so với sức hấp thụ của nền kinh tế thực (GDP tăng trưởng quanh quẩn 3-4% năm qua và quý I năm nay) đã và sẽ còn tiếp tục chảy vào những lãnh địa vốn luôn là những thỏi nam châm hút các khoản tiền… thừa! Những lãnh địa đó không gì khác ngoài chứng khoán và bất động sản. Điều này thì đã và đang được chứng minh qua những con số “hoành tráng” liên quan đến 2 thị trường này thời gian qua, và cả thời kỳ tăng trưởng nóng và sốt đất chục năm về trước (2008-2011).
Khi tiền thừa, tràn ngập nền kinh tế thì cả những tài sản phòng ngừa rủi ro khác như vàng và USD cũng có cơ hội để tăng giá, bởi tiền nhiều sẽ thổi lạm phát và kỳ vọng lạm phát.
Như vậy, không có gì là quá khi nói tội đồ chính của cơn sốt đất hiện nay (và nói chung là các cơn sốt đất, sốt chứng khoán…) chính là tiền vừa nhiều vừa rẻ vừa dễ
3. Dòng vốn từ khu vực phi chính phủ
Thực chất, có rất nhiều dòng tiền dẫn đến tình trạng “sốt đất”. Như đã nói bên trên, dòng tiền từ thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán dù ít nhưng cũng góp phần.
Hay như dòng tiền từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong 3 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh góp vốn mua cổ phần đối với lĩnh vực bất động sản cũng đạt mức 600 triệu USD, tăng gấp 2,2 lần so với mức 294 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, dòng vốn từ trái phiếu, kiều hối, vốn đầu tư công, vốn của các nhà đầu tư tiềm năng… cũng đều có xu hướng gia tăng trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho hay, tại Việt Nam, rất cần lưu ý đến khu vực kinh tế không chính thức.
“Trong những năm qua, có một luồng tiền rất lớn đi ra ngoài thị trường và không quay về hệ thống ngân hàng. Nó tại thành dòng tiền chạy trong khu vực phi chính thức như việc các doanh nghiệp tự vay lẫn nhau, người dân vay lẫn nhau…”, ông Tú Anh nói.
HÃY CỰC KÝ CẨN THẬN – COI CHỪNG TAY TRẮNG NẾU MUA PHẢI NHỮNG DỰ ÁN MA – CHƯA QUI HOẠCH - CHƯA XÁC ĐỊNH RÕ NGƯỜI BÁN.
Thời gian qua, thông tin Nhà đầu tư thường xuyên Phản ánh mua Bất động sản từ những nhà đầu tư không uy tín, ăn theo quy hoạch, không đủ điều kiện mở bán khiên người dân MẤT TRẮNG số tiền đầu tư được (hoặc không biết khi nào thu hồi được tiền khi chủ đầu tư các dự án Ma đi vào vòng lao lý). Các cơ quan Có trách nhiệm, chính quyền các cấp từ Trung Ương đến Địa Phương đang tích cực rà sót lại làm rỏ các chiêu trò tung tin qui hoạch ảo, bán dự án khi chưa đủ điều kiện…… Hàng Loạt các sai Phạm từ các chủ đầu tư nhỏ lẻ xuất hiện liên tục từ HCM, Nha Trang, Bảo Lộc, Phan Thiết…….
Theo tinh hình chung đó, thông tin Sốt đất sẽ sớm được làm rõ có thật hay chỉ là tin đồn cục bộ.
KHÔNG DẠY CÁCH NGƯỜI GIÀU TIÊU TIỀN, NHƯNG CHÚNG TA CÓ THỂ CẨN TRỌNG
Đối với nhà đầu tư bất động sản : cẩn trọng với những thông tin qui hoạch chưa xác thực, chỉ nên mua BĐS xác định được tính thanh khoản và người dùng cuối cùng
Đối với nhà đầu tư Bất động sản lướt sóng : Không nên tham gia khi có vốn mỏng ( không nên dùng đòn bẩy tài chính, vay ngân hàng đối với các bất động sản lướt sóng).
Đối với Môi giới: Tìm hiểu kỹ dự án, sản phẩm mình sẽ bán và tư vấn cho khách hàng. Hãy tư vấn cho khách hàng bằng Tâm, bằng sự hiểu biết thật sự chứ đừng chạy theo số đông và tư vấn sai sự thật. Tâm ta ở đâu sự nghiệp ở đó, Các bạn cần một trái tim nóng và một cái đầu lạnh để phân biệt đúng sai, nên và không nên làm gì trong tình trạng hiện tại.
Vẫn còn các kênh đầu tư khác: không nhất thiết phải lao vào các cơn sốt đất như thị trường hiện tại, người mua nhà vẫn có nhiều kênh lựa chọn đầu tư khác như mua nhà phố, mua căn hộ chung cư thanh toán theo tiến độ, mua căn hộ chung cư cho thuê lại….
Danh sách bất động sản có tính an toàn, thanh khoản cao khi đầu tư:
- Căn hộ, nhà phố Vinhomes Grand Park
- Căn hộ Vinhomes Central Park
- Đất nền
- Aqua City